Giá vàng trong nước và quốc tế ngày 14/8: đều có xu hướng tăng

Cuối tuần này, giá vàng thế giới cũng như trong nước đều có chiều hướng tăng

Cuối tuần này, giá vàng thế giới bất ngờ tăng vọt. Con số đã là gần 30 USD/ounce trong bối cảnh đồng USD suy yếu so với các đồng tiền mạnh khác và bị bán tháo. Nhìn chung tỷ giá đồng USD cũng không có nhiều biến động so với phiên giao dịch trước đó. Giá vàng tăng trong bối cảnh dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia tạo nên mối lo về tình hình kinh tế không mấy khả quan. Trong khi đó, giá vàng trong nước ta cũng có biến động. Vàng SJC bứt phá khi tăng tới 150.000 đồng/lượng qua đó đạt con số 56,55 – 57,25 triệu đồng/lượng.

Tình hình vàng ở thị trường trong nước

Ngày 14/8, Tập đoàn vàng bạc đá quý Doji niêm yết vàng miếng ở mức 56,15 – 57,7 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Mức giá này giữ nguyên ở cả 2 chiều so với phiên giao dịch trước đó. Công ty Phú Quý niêm yết vàng miếng SJC ở mức giá 56,5 – 57,5 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Nhẫn tròn trơn 999.9 ở mức 50,03 – 51,3 triệu đồng/lượng, không thay đổi so với phiên trước đó.

Đặc biêt, vàng SJC của Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn tăng 150.000 đồng/lượng ở cả 2 chiều. Áp dụng cho cả hai chi nhánh Hà Nội và TP. HCM. Đưa mức giá hiện tại lên 56,55 – 57,25 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).

vàng SJC tăng 150.000 đồng/lượng ở cả 2 chiều mua vào và bán ra
Vàng SJC tăng 150.000 đồng/lượng

Trên thị trường tiền tệ, sáng 14/8, Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm USD ở mức 23.145 VND. Mức này giữ nguyên so với phiên giao dịch trước. Tại các ngân hàng thương mại, tỷ giá USD diễn biến trái chiều. Cụ thể, Ngân hàng Vietcombank (hội sở chính), giá USD được niêm yết mức 22.700 – 22.930 đồng/USD. Mức giá này tăng 20 đồng/chiều so với hôm qua. Ngân hàng Tiên Phong niêm yết giá USD ở mức 22.670 – 22.918 đồng/USD. Mức giá này cũng tăng 20 đồng/ chiều so với hôm qua.

Giá vàng quốc tế tăng mạnh

Sáng 14/8, (theo giờ Việt Nam), giá vàng thế giới ở mức 1.781,155 USD/ounce, tăng 29,75 USD/ounce tương ứng 1,7%. Đây là phiên tăng giá vàng tăng mạnh nhất kể từ đầu tuần sau 2 phiên dao động quanh ngưỡng 1.750 USD/ounce.

Giá kim loại quý vọt tăng mạnh sau khi thị trường đón nhận thông tin Đại học Michigan (Mỹ) công bố kết quả khảo sát chỉ số tâm lý người tiêu dùng tháng 8/2021. Kết quả đạt 70,2 điểm, giảm 11 điểm so với tháng trước là 81,2 điểm. Niềm tin người tiêu dùng Mỹ sụt giảm ở hầu hết các nhóm; phân chia theo thu nhập, độ tuổi và trình độ giáo dục.

Đặc biệt, niềm tin sụt giảm đối với tất cả các khía cạnh của nền kinh tế, từ tài chính cá nhân đến triển vọng chung của nền kinh tế, trong đó bao gồm cả lạm phát và thất nghiệp. Kết quả khảo sát của Đại học Michigan còn chỉ ra người tiêu dùng dự đoán lạm phát tại Mỹ năm 2021 sẽ ở mức cao 4,6%.

Giới đầu tư bán tháo USD khiến đồng bạc xanh giảm giá trên diện rộng. Lập tức, nhu cầu trú ẩn vốn vào kim loại quý tăng. thúc đẩy vàng tăng giá.

Dự đoán giá vàng trong tương lai

Theo Fitch Solutions, sức ép giá cả có thể là tạm thời. Và vàng sẽ có xu hướng giảm trong 6-12 tháng tới trước khả năng lợi suất trái phiếu tăng, trong lúc nền kinh tế phục hồi và lạm phát giảm.

Theo dự đoán giá vàng sẽ có xu hướng giảm trong 6-12 tháng tới
Trong ngắn hạn, giá vàng có thể nằm trong khoảng 1.750-1.800 USD/ounce

Giám đốc công ty tư vấn doanh nghiệp AirGuide, Michael Langford, cho rằng những gián đoạn do dịch vẫn tiếp diễn đang làm tăng khả năng các ngân hàng trung ương trên toàn cầu sẽ tiếp tục các biện pháp kích thích, điều cuối cùng sẽ tác động đến lạm phát và đẩy giá vàng lên trong dài hạn. Trong ngắn hạn, giá vàng có thể nằm trong khoảng 1.750-1.800 USD/ounce.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *