Xuất khẩu cá ngừ đối mặt với thách thức

Ngành xuất khẩu cá ngừ bị ảnh hưởng

Ngành xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đã gặp phải nhiều thách thức trong thời gian vừa qua. Theo đánh giá của các chuyên gia thì có nhiều yếu tố khiến cho ngành xuất khẩu bị ảnh hưởng. Không chỉ riêng đối với ngành xuất khẩu cá ngừ, ngành thủy hải sản nói chung cũng bị ảnh hưởng. Mặc dù các nước khác vẫn nhập khẩu khá nhiều, tuy nhiên nhìn chung thì nó vẫn bị ảnh hưởng bởi tình hình dịch bệnh. Giá vận chuyển cũng tăng lên rất cao gây trở ngại cho các thương nhân.

Xuất khẩu cá ngừ bị ảnh hưởng

Theo đánh giá của các chuyên gia và doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cá ngừ, trong quý III/2021, ngành chế biến này sẽ gặp trở ngại bởi nhiều yếu tố bất lợi. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), kim ngạch xuất khẩu cá ngừ trong 7 tháng đầu 2021 ước đạt hơn 410 triệu USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, các thị trường nhập khẩu số lượng lớn cá ngừ chế biến của Việt Nam là Hoa Kỳ, châu Âu, Israel, Canada và Nhật Bản.

Tỉ trọng xuất khẩu cá ngừ giảm
Tỉ trọng xuất khẩu cá ngừ giảm

Theo báo cáo của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 11 tháng năm 2020, kim ngạch xuất khẩu cá ngừ sang Ai Cập là hơn 14 triệu USD, chiếm gần 3% tổng kim ngạch xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam và chỉ đứng sau thị trường Israel trong khu vực Trung Đông – châu Phi. Riêng thị trường Hoa Kỳ nhập khẩu nhiều nhất với hơn 170 triệu USD. Tuy nhiên, ngành chế biến, xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sẽ khó đạt mức tăng trưởng tốt trong quý III/2021 bởi giá cước vận chuyển tăng quá cao.

Nguyên nhân của vấn đề này

Các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam thông tin. Hiện nay, giá cước vận chuyển đang ngày càng tăng cao. Bởi hầu hết các quốc gia trên thế giới đều thực hiện giãn cách xã hội, ứng phó với dịch bệnh COVID-19. Theo đó, các thị trường nhập khẩu cá ngừ cũng có dấu hiệu hạn chế giao dịch; thông quan các lô hàng nhập khẩu. Điều này đã dẫn đến tình trạng tần suất vận chuyển ít đi trong khi nhu cầu vận chuyển vẫn tăng cao nên giá cước vận chuyển đã bị đẩy lên.

Nguyên nhân của việc giảm tỉ lệ xuất khẩu
Nguyên nhân của việc giảm tỉ lệ xuất khẩu

Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng. Nguyên nhân do đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ tư này. Đặc thù của ngành thủy sản làm việc chủ yếu trong môi trường lạnh. Khiến cho nguy cơ lây nhiễm rất cao và đáng lo ngại. Trong khi công nhân và người lao động tại các nhà máy chưa được tiêm vaccine. Nhiều nhà máy cũng phải ngừng hoạt động để đảm bảo an toàn cho công nhân.

Không những thế, trở ngại còn đến từ những đối thủ cạnh tranh và nhiều rào cản kỹ thuật; rào cản thương mại khác. Chúng đã, đang và sẽ tiếp tục gây khó khăn cho ngành cá ngừ Việt Nam. Cụ thể, các đối thủ cạnh tranh quốc tế nói chung và ngay cả một số thị trường sở tại châu Âu nói riêng, hiện cũng đang mong muốn nâng cao các tiêu chí nhập khẩu vào thị trường châu Âu – thị trường lớn thứ 2 về nhập khẩu cá ngừ Việt Nam.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *