Top 6 loại chất liệu lát sàn phòng bếp lý tưởng nhất

Top 6 loại chất liệu lát sàn phòng bếp lý tưởng nhất

Lựa chọn chất liệu lát sàn phòng bếp là một điều vô cùng quan trọng trong thiết kế nội thất cho nhà ở. Bởi vì phòng bếp là nơi thường xuyên ẩm thấp, nếu không được vệ sinh sạch sẽ thì vi khuẩn và nấm mốc rất dễ phát triển. Lựa chọn chất liệu lát sàn phù hợp sẽ giúp bạn có được một không gian bếp sạch sẽ, vệ sinh và hiện đại. Còn nếu chọn sai thì nó có thể sẽ phá hỏng hoàn toàn không gian nội thất nhà bếp của bạn đấy. Nó không chỉ phá huỷ toàn bộ yếu tố thẩm mỹ mà nó còn phá huỷ tất cả tính tiện dụng, tính an toàn cũng như tiêu chuẩn vệ sinh. Sau đây joericco.com sẽ hướng dẫn bạn cách chọn gạch lát sàn cho phòng bếp, cùng tìm hiểu nhé!

6 loại chất liệu lát sàn phù hợp nhất với phòng bếp

Gạch men truyền thống là chất liệu lát sàn thông dụng nhất

Gạch men truyền thống là chất liệu lát sàn thông dụng nhất
Gạch men truyền thống là chất liệu lát sàn thông dụng nhất

Khi nói đến lát sàn nói chung, hẳn ai cũng nghĩ đến chất liệu quen thuộc là gạch men. Gạch men truyền thống là chất liệu lát sàn được sử dụng rộng rãi. Chất liệu này có ưu điểm là giá thành rẻ, kích cỡ và kiểu dáng đa dạng. Vì vậy, nó rất được ưa chuộng trong xã hội ngày nay. Sàn phòng bếp được lát gạch men sẽ rất dễ lau chùi. Vì thế, nó sẽ giúp gia chủ không phải lo lắng về các vết dầu mỡ cứng đầu.

Sàn nhựa PVC ngày càng được nhiều gia đình lựa chọn cho nhà bếp

Nhựa PVC có mẫu mã đa dạng, khả năng chịu nước cao, dễ thi công và giá thành rẻ. Chính vì vậy, sàn nhựa PVC ngày càng được nhiều gia đình chọn lựa.

Nhà bếp lát sàn linoleum sẽ dễ vệ sinh hơn

Vật liệu linoleum được cấu thành từ các chất liệu tự nhiên như đá vôi, nhựa cây, gỗ và dầu hạt lanh. Nó tạo nên 1 lớp sàn đem lại cảm giác ấm cúng và thoải mái khi đi lại. Ưu điểm lớn nhất của sàn bếp linoleum là dễ dàng thi công cũng như lau chùi.

Làm sang trọng cho nhà bếp với sàn gỗ tự nhiên

Sàn gỗ sử dụng cho phòng bếp được làm từ loại gỗ có khả năng chịu va đập, chịu ẩm tốt. Chính vì thế mà chi phí lát sàn gỗ thường khá cao. Tuy nhiên, nếu gia đình bạn có điều kiện kinh tế thì sự đầu tư này là hoàn toàn xứng đáng bởi sàn gỗ tự nhiên sẽ mang lại vẻ sang trọng, ấm cúng, sạch sẽ và an toàn cho căn bếp.

Gỗ công nghiệp laminate là chất liệu lát sàn rất được ưa chuộng

Gỗ công nghiệp laminate là chất liệu lát sàn rất được ưa chuộng
Gỗ công nghiệp laminate là chất liệu lát sàn rất được ưa chuộng

Gỗ công nghiệp laminate thường được sử dụng trong tủ bếp. Không chỉ vậy, nó còn là chất liệu lát sàn bếp rất được ưa chuộng. Chất liệu gỗ công nghiệp laminate được ứng dụng rất nhiều để làm tủ bếp. Ngoài ra, vậy liệu này còn có khả năng chịu mài mòn cao, kích thước và kiểu dáng đa dạng. Cũng chính vì thế mà gỗ công nghiệp laminate cũng thường được lựa chọn để lát sàn bếp.

Sàn đá hoa cương mang lại sự đẳng cấp cho nhà bếp

Nhờ tính bền cực cao và vẻ đẹp sang trọng, đá hoa cương đang lên ngôi như một sự lựa chọn đẳng cấp. Tuy nhiên, cũng chính vì thế mà vật liệu này có giá thành khá cao. Vì vậy, nó cũng ít khi được sử dụng để lát sàn bếp. Nếu gia đình bạn có phòng bếp diện tích nhỏ gọn, bạn hoàn toàn có thể sử dụng chất liệu này.

Lưu ý khi lựa chọn chất liệu lát sàn cho phòng bếp

  • Hãy xem xét việc sử dụng nhà bếp của bạn: Trước khi đặt nền hoặc lựa chọn xi măng, hãy suy nghĩ về những người qua lại khu bếp của bạn, mức độ sử dụng của khu bếp. Bạn đã có một gia đình lớn, nơi mà có nhiều thứ cần được sắp xếp hay chưa? Bạn có dành nhiều thời gian đứng và đi lại trong phòng bếp không?
  • Hãy suy nghĩ về phong cách: Bạn có thể không muốn lát một sàn siêu hiện đại, nếu như ngôi nhà của bạn được xây dựng ở khu vực nông thôn, nhà bếp mộc mạc. Và bạn có thể không muốn lát nền bằng gỗ mà lại bị dở dang. Đặc biệt là khi bạn đang xây dựng một nhà bếp siêu hiện đại. Bạn sẽ cần phải suy nghĩ về kích thước của không gian bếp. Bởi nơi được coi là khu ẩm thực chính của căn nhà.
  • Suy nghĩ về giá thành: Cho dù bạn đang cải tạo, hay bắt đầu xây một nhà ở lâu dài, ngân sách luôn là một điểm quan trọng khi quyết định về vật liệu. Hãy nhớ rằng bạn sẽ cần phải tìm hiểu không chỉ giá cả vật chất mà còn cả chi phí lắp đặt, giao hàng, chuẩn bị mặt bằng và loại bỏ các vật liệu cũ,…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *