Thực trạng thị trường bất động sản hiện nay ở Việt Nam

Thực trạng thị trường bất động sản hiện nay ở Việt Nam

Trải qua bao nhiêu năm hình thành và phát triển, thị trường bất động sản Việt Nam đã chứng kiến biết bao nhiêu thăng trầm và những sự thay đổi có thể nói là chóng mặt. Năm 2020 vừa qua là một năm đáng buồn đối với kinh tế Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản. Sang năm 2021 thì thị trường bất động sản đã có những sự phục hồi và khởi sắc nhất định tuy nhiên vẫn không thể phục hồi như so với thời điểm trước khi xảy ra dịch. Vậy tình hình thị trường bất động sản Việt Nam hiện nay như thế nào, cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Khả năng hấp thụ của thị trường bất động sản trong quý II vẫn tốt

Theo Bộ Xây dựng, khả năng hấp thụ của thị trường BĐS trong quý II vẫn tốt, trong quý không tạo ra lượng BĐS tồn kho mới từ thị trường sơ cấp. Lượng BĐS tồn kho chưa được giao dịch hầu như chỉ có ở các nhà đầu tư thứ cấp và một số loại hình bất động sản đang chịu tác động nặng nề của bệnh dịch như BĐS du lịch, nghỉ dưỡng.

Báo cáo của đơn vị này chỉ ra, trong quý II, tổng lượng giao dịch là 29.949 giao dịch, tăng 18% so với quý I/2021. Nguồn cung bất động sản có 29.557 căn nhà ở đủ điều kiện đưa vào giao dịch. Nguồn cung bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng và bất động sản khác giảm. Qua đánh giá, cho thấy khả năng hấp thụ của thị trường quý II tốt hơn. Trong quý không tạo ra lượng bất động sản tồn kho mới từ thị trường sơ cấp. Lượng bất động sản tồn kho chưa được giao dịch hầu như chỉ có ở các nhà đầu tư thứ cấp và một số loại hình bất động sản đang chịu tác động nặng nề của bệnh dịch như bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng.

Khả năng hấp thụ của thị trường bất động sản trong quý II vẫn tốt
Khả năng hấp thụ của thị trường bất động sản trong quý II vẫn tốt

Các giao dịch thành công vẫn tập trung nhiều ở phân khúc trung cấp và cao cấp

Về lượng giao dịch, trong quý II/2021. Theo tổng hợp số liệu từ Sở Xây dựng các địa phương có báo cáo. Có 29.949 giao dịch bất động sản thành công; tổng lượng giao dịch bình quân. Bằng khoảng 118% so với quý trước và bằng khoảng 101% so với cùng kỳ năm 2020. Riêng tại tại Hà Nội có 1.094 giao dịch thành công (bằng khoảng 20% so với quý trước). Tại Tp.HCM có 3.002 giao dịch thành công (bằng khoảng 87% so với quý trước).

Cụ thể, tại miền Bắc có 6.384 giao dịch thành công. Tại miền Trung có 7.300 giao dịch thành công. Và tại miền Nam có 16.265 giao dịch thành công. Nhìn chung, các giao dịch thành công vẫn tập trung nhiều ở phân khúc trung cấp và cao cấp. Tại Việt Nam, kể từ tháng 3/2020, “cơn sốt đất nền” đã liên tục xuất hiện. Sau 3 đợt bùng phát dịch COVID-19. Giá nhà đất theo đó cũng thiết lập mặt bằng mới.

Các phân khúc từ BĐS nội đô, ven đô cho đến BĐS tại các thành phố du lịch đều chứng kiến sự tăng giá từ 20-50%. Theo Báo cáo đánh giá triển vọng ngành BĐS nhà ở vừa được phát hành của VNDirect. Giá đất trên thị trường thứ cấp tăng mạnh. Đất đô thị tại các quận, huyện ven đô của thành phố Hà Nội và TPHCM – 2 thị trường BĐS lớn nhất của cả nước.

Giá giao dịch nhà ở riêng lẻ tại nhiều địa phương vẫn tăng nhưng không nhiều

Giá giao dịch nhà ở riêng lẻ trong các dự án tại nhiều địa phương vẫn tăng nhưng không nhiều. Bình quân khoảng 3% so với quý trước. Lượng giao dịch đối với nhà ở riêng lẻ bằng khoảng 120% so với thời điểm cuối năm 2020. Hải Phòng, Đà Nẵng, Bình Dương là những địa phương có mức giá bình quân tăng cao hơn so với mặt bằng chung của cả nước.

Giá giao dịch nhà ở riêng lẻ tại nhiều địa phương vẫn tăng nhưng không nhiều
Giá giao dịch nhà ở riêng lẻ tại nhiều địa phương vẫn tăng nhưng không nhiều

Một số dự án biệt thự, nhà liền kề có giá tăng cao so với quý I/2021 như. Euro Village (tăng khoảng 5,4%), One River (tăng khoảng 5%) tại Đà Nẵng. Ecolakes Mỹ Phước (tăng khoảng 9,1%). Sun Casa (tăng khoảng 8,8%) tại Bình Dương. Khu đô thị Detaco Nhơn Trạch (tăng khoảng 5,2%), Aqua City (tăng khoảng 4,3%) tại Đồng Nai. Hoàng Huy Riverside (tăng khoảng 7,6%), Vinhomes Cầu Rào 2 (tăng khoảng 7,1%) tại Hải Phòng.

Việt Nam được đánh giá có vị thế tốt để thu hút FDI vào ngành kinh doanh bất động sản

Báo cáo của Bộ Xây dựng cũng chỉ ra. Tuy tổng vốn đầu tư trực tiếp của nhà đầu tư nước ngoài giảm. (giảm 2,6% so với cùng kỳ năm trước) nhưng tổng vốn đăng ký cấp mới. Điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài vào ngành kinh doanh bất động sản được nhận định. 6 tháng đầu năm nay lại được khối ngoại rót vốn tăng hơn 35% so với cùng kỳ năm trước. Tương đương mức tăng 300 triệu USD.

Bảng số liệu cho thấy mức vốn tăng dần từ cuối tháng 3 đến tháng 6 năm 2021 từ 0,6 tỷ USD đến 1,15 tỷ USD. Theo đó vốn đăng ký lũy kế vào lĩnh vực bất động sản cũng có xu thế tăng dần theo tháng. Như vậy, có thể thấy, Việt Nam vẫn đang được đánh giá có vị thế tốt để thu hút FDI vào ngành kinh doanh bất động sản.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *