Hiện nay, Tân Phú Đông là nơi cung cấp lượng sả lớn nhất tỉnh Tiền Giang với sản lượng sả thương phẩm khoảng trên 22.000 tấn/năm. Qua đó góp phần làm phong phú thêm các sản phẩm hữu cơ phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh này. Sả có thể được trồng trên vùng đất nhiễm mặn, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân ở những khu vực này. Những ngày qua, thị trường sả tại vùng Tân Phú Đông này có sự tăng trưởng. Giá sả thương phẩm đã tăng từ 500 đến 1.000 đồng/kg so với tháng trước tùy địa bàn. Con số này hiện tại được các thương lái thu mua là từ 3.500-4.200 đồng/kg.
Mục lục
Tình hình thị trường sả ở vùng chuyên canh lớn nhất Tiền Giang
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang. Nông dân vùng trồng sả chuyên canh tại địa phương đã thu hoạch đầu vụ được 675ha sả. Đây là một phần trong tổng diện tích xuống giống gần 2.000ha với sản lượng gần 11.300 tấn .Con số này đạt trên 27% chỉ tiêu cả năm.

Vừa là cây gia vị vừa là cây dược liệu, sả là cây trồng chủ lực của huyện cù lao Tân Phú Đông của tỉnh Tiền Giang. Tại đây, nông dân đã hình thành vùng chuyên canh lớn nhất tỉnh Tiền Giang. Tập trung ở các xã tiếp giáp với biển Đông. Nơi đây thường xuyên đối mặt với thiên tai hạn-mặn như Phú Thạnh, Phú Đông, Phú Tân… Địa phương phấn đấu trong năm 2021 đạt sản lượng sả thương phẩm khoảng 40.000 tấn cung ứng thị trường. Đáng mừng là trong những ngày qua, giá sả thương phẩm được thương lái thu mua từ 3.500-4.200 đồng/kg. Giá này tăng hơn từ 500 đồng đến 1.000 đồng/kg tùy địa bàn so với tháng trước.
Để cây sả phát triển bền vững, huyện Tân Phú Đông chú trọng quy hoạch vùng trồng gắn với tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp và chuyển đổi cây trồng những địa bàn khó khăn; tăng cường việc khuyến nông; bên cạnh đó là chuyển giao khoa học kỹ thuật trong quá trình thâm canh. Từ đó giúp nông dân giành những vụ mùa bội thu.
Đặc biệt, sả có lợi thế dễ trồng, thích hợp vùng đất nhiễm mặn ven biển. Vậy nên nông dân Tân Phú Đông đã tích cực đưa sả xuống chân ruộng thay cho lúa một vụ. Việc trồng lúa thường xuyên bị thiên tai gây hại trước đây. Từ đó mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp tạo dựng cơ nghiệp bền vững.
Các phương pháp được áp dụng để nâng cao sản lượng
Nhiều mô hình mới đang được áp dụng rộng rãi như: chuyên canh sả, kết hợp trong mô hình vườn-ao-chuồng… giúp tăng thêm thu nhập cho nông dân, nông nghiệp và nông thôn do vậy đổi thay sâu sắc.
Nông dân Cao Minh Đức, cư trú tại xã Phú Đông, huyện Tân Phú Đông áp dụng mô hình trồng sả kết hợp chăn nuôi bò cho biết cây sả dễ trồng, cho thu hoạch mỗi năm từ 2 đến 3 vụ. Năng suất bình quân từ 20 đến 25 tấn sản phẩm/ha/vụ. Với khoảng 1ha đất trồng sả, mỗi năm gia đình ông thu hoạch trên 50 tấn. Tổng thu khoảng 220 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi trên 170 triệu đồng. So với trồng lúa một vụ bấp bênh trước đây, cây sả mang lại thu nhập cao gấp nhiều lần.

Nhằm liên kết sản xuất, giải quyết đầu ra cho nông sản hàng hóa một cách ổn định. Huyện Tân Phú Đông chú trọng mở rộng diện tích vùng chuyên canh sả. Gắn liền với đó là tuyên truyền, hướng dẫn nông dân tích cực hưởng ứng phong trào làm ăn tập thể kiểu mới gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Phú Thạnh là một xã trọng điểm về chuyên canh sả của huyện Tân Phú Đông. Xã đã vừa hình thành được HTX chuyên canh sả Phú Thạnh, tập hợp 22 nông dân chuyên canh sả.
Theo đánh giá của lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Tân Phú Đông, đây là mô hình sản xuất mới được huyện nhân rộng trong tương lai nhằm mở đường để nông dân trồng sả làm giàu bền vững đồng thời khuếch trương hơn nữa thương hiệu cây sả Tân Phú Đông.
Một hướng đi khác cho nông dân trồng sả để đối phó với biến đổi khí hậu
Với diện tích trồng sả lớn, sau khi lấy thân, lượng lá sả sẽ được tận dụng triệt để để sản xuất tinh dầu. Bã sả của quá trình chiết xuất lại được tiếp tục tận dụng làm giá thể trồng nấm. Sau đó là để sản xuất đất hữu cơ sạch… Qua đó thấy, phương thức sản xuất theo chuỗi GTGT từ sả là rất cần được phát triển nhân rộng.
Đây là mô hình làm gia tăng giá trị của cây sả. Nó mở ra hướng đi mới cho ngành sả Tân Phú Đông nói riêng và tỉnh Tiền Giang nói chung. Đặc biệt, việc ứng dụng quy trình công nghệ chiết xuất tinh dầu và sản xuất cơ chất trồng nấm sử dụng giá thể bã sả sau chiết xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho nông dân trồng nấm.