Móng nhà có thể coi là phần quan trọng nhất của một ngôi nhà, móng nhà có vững chắc thì ngôi nhà mới trở nên an toàn. Rất nhiều người hiện nay vẫn còn đang băn khoăn không biết phải xây dựng nhà thế nào trên diện tích đất nền yếu. Thực tế thì việc xây dựng trên nền đất cứng giúp quá trình thi công làm móng nhà rất dễ dàng và ít tốn kém chi phí hơn nhiều so với nền đất yếu. Tuy nhiên không phải là nền đất yếu thì sẽ không có giải pháp khắc phục, bài viết sau đây chúng tôi sẽ mách bạn một vài kinh nghiệm khi xây nhà trên nền đất yếu, cùng theo dõi nhé!
Mục lục
Thế nào là nền đất yếu?
Nền đất yếu là nền đất không đủ sức chịu tải, không đủ độ bền và bị biến dạng. Thông thường, đất yếu được hiểu là loại đất mà bản thân nó không đủ khả năng tiếp thu tải trọng của công trình bên trên như các công trình nhà cửa, đường xá, đê đập…,không đủ độ bền và bị biến dạng. Nguồn gốc của đất có thể là nền đất vườn, ao hồ hay đất ruộng, đất ven sông. Sau đó được gia chủ san lấp để sử dụng làm diện tích xây dựng nhà ở. Đất ao hồ sau khi được san lấp là đất nền yếu.
Trong ngành xây dựng, khái niệm đất yếu được định nghĩa như sau. Đất yếu là loại đất có sức chịu tải kém (nhỏ hơn 0,5 – 1,0 kg/cm2), dễ bị phá hoại, biến dạng dưới tác dụng của tải trọng công trình dựa trên những số liệu về chỉ tiêu cơ lý cụ thể. Chủ đầu tư cần lựa chọn những loại móng sao cho phù hợp với thế đất của nhà mình. Bởi nó sẽ hạn chế được rất nhiều tình trạng lứt nún do nền đất yếu gây ra cho ngôi nhà của bạn trong tương lai.
Một vài loại đất có nền yếu như đất sét mềm gồm các loại đất sét hoặc á sét tương đối chặt, ở trạng thái bão hòa nước, có cường độ thấp. Đất bùn tạo thành trong môi trường nước, thành phần hạt rất mịn, ở trạng thái luôn no nước, hệ số rỗng rất lớn, rất yếu về mặt chịu lực. Đất than bùn có nguồn gốc hữu cơ.
Giải pháp xây nhà trên nền đất yếu
Việc xây dựng nhà trên nền đất yếu không thể thực hiện được theo cách xây dựng nhà trên đất nền vững chắc được. Bởi nó thường xảy ra tình trạng nứt tường, lún sụt, thậm chí là bị nghiêng nhà. Chính vì vậy, để có thể xây dựng nhà trên nền đất yếu. Gia chủ cần phải có giải pháp về thiết kế và thi công công hợp lý. Theo đó, những nguyên tắc sau đây cần được đảm bảo thi hành.
Tiến hành khảo sát địa chất kỹ càng
Mỗi một mảnh đất sẽ có kết cấu khác sau. Do đó, trước khi xây dựng nhà, gia chủ cần bàn bạc và giao cho đơn vị thi công. Đơn vị thiết kế buộc phải tiến hành việc khảo sát địa chất kỹ càng. Ngay tại vị trí mà gia chủ dự định xây nhà. Mục đích của việc làm này là nhằm xác định được độ sâu nào. Lớp đất nào sẽ phù hợp nhất cho việc làm móng.
Tính toán và lựa chọn các giải pháp phù hợp với đặc thù của vị trí đất xây nhà
Sau khi đã tiến hành khảo sát xong, đơn vị thiết kế và thi công cần phải tính toán và lựa chọn các giải pháp. Sao cho phù hợp với đặc thù của vị trí đất xây nhà. Đối với loại đất nền yếu, có hai giải pháp chính để khắc phục. Đó là thay đổi kết cấu của đất xây dựng và thay đổi phần móng. Để thay đổi kết cấu của đất thì phải đòi hỏi mất rất nhiều thời gian và tiền bạc.
Chính vì thế, giải pháp thay đổi kết cấu móng thường được lựa chọn nhiều hơn cả. Một số loại móng thường áp dụng như móng đơn, móng bê tông cột sắt, cọc khoan nhồi,… Trên đây chúng tôi đã bật mí cho bạn là một số giải pháp xây nhà trên nền đất yếu. Hy vọng, với những thông tin hữu ích này sẽ giúp cho các bạn có một ngôi nhà mơ ước không chỉ đẹp về thiết kế mà còn bền vững với thời gian.