Mạch ngừng thi công là một thuật ngữ trong các công trình mà dân xây dựng hay sử dụng. Bạn có thể hiểu một cách cơ bản rằng nó là vị trí làm gián đoạn kỹ thuật hoặc nó như mối nối nhằm mục đích bảo đảm cho việc đúc bê tông liên tục tại các công trình. Vậy cụ thể mạch ngừng thi công là gì? Vì sao nó lại được áp dụng trong xây dựng? Cách dùng trong thực tiễn của mạch ngừng như thế nào? Bài viết này của chúng tôi sẽ giải đáp những câu hỏi trên cũng như giới thiệu chi tiết cho bạn về mạch ngừng thi công.
Mục lục
Nguồn gốc của mạch ngừng thi công

Trong khi xây dựng, phần bê tông khi đã được đổ tại một vị trí nhất định và chuyển dần sang giai đoạn đóng rắn không được đổ thêm một lớp mới vào. Vì có khả năng cao là nó sẽ phá vỡ vĩnh viễn các liên kết vừa được hình thành của khối bê tông đã đổ từ trước đó.
Chính vì vậy, người ta thường sẽ để cho lớp bê tông cũ đóng rắn. Và ninh kết trong khuôn đúc. Lúc này thì mới đổ thêm lớp tiếp theo. Đây chính là đáp án cho câu hỏi quá trình hình thành mạch ngừng thi công mà nhiều người thường thắc mắc.
Bên cạnh đó, do phần mạch ngừng này có thể ảnh hướng đến sự liên kết vững chắc của toàn bộ khối bê tông. Cho nên tốt nhất là bạn không nên áp dụng nó. Tuy nhiên, nếu bắt buộc cần dùng đến mạch ngừng thì vị trí của nó cần phải được khống chế chính xác. Để tránh làm vỡ kết cấu của khối bê tông.
Ngoài ra, để phòng tránh những sự giảm yếu do mạch ngừng gây ra. Thì tại những nơi thực hiện phương pháp này. Bạn có thể thêm vào cốt thép. Nó sẽ góp phần gia cố và tạo sự liên kết vững chắc cho toàn bộ vị trí của mạch ngừng.
Vì sao mạch ngừng thi công được áp dụng trong xây dựng?
Trong quá trình thi công các công trình xây dựng, vì một vài lý do mà các kỹ sư sẽ áp dụng mạch ngừng cho toàn khối bê tông. Ví dụ như:
Lý do liên quan đến kỹ thuật
Đối với những công trình có kết cấu phức tạp và độ khó cao, việc đổ bê tông liên tục cho toàn khối rất khó khăn. Ngoài ra, nếu thực hiện được thì chất lượng của khối bê tông này cũng không đạt yêu cầu. Và dễ bị nứt hoặc vỡ.

Do đó, người ta sử dụng phương pháp mạch ngừng thi công. Để giảm thiểu sự co ngót của toàn khối bê tông khi đông lại. Nhờ vậy mà các hiện tượng giảm ứng suất nhiệt do thủy hóa xi – măng hay đứt liên kết của toàn bộ khối bê tông lớn cũng sẽ được ngăn chặn.
Lý do liên quan đến nhân lực, tổ chức
Có nhiều trường hợp các đơn vị thi công không thể tổ chức được việc đổ bê tông liên tục thành một khối lớn để đẩy nhanh tiến độ công trình. Hoặc khi nhân lực và máy móc không thể đáp ứng được điều này. Thì khi đó họ sẽ phải dùng đến phương pháp mạch ngừng. Để đảm bảo tính vững chắc cho khối bê tông.
Ngoài ra, điều kiện thời tiết hay chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm cũng là một yếu tố gây ảnh hưởng đến sự ninh kết của bê tông. Do đó, việc áp dụng mạch ngừng trong quá trình xây dựng sẽ giúp nâng cao sự kiên cố cho công trình.
Cách xác định thời gian và vị trí để áp dụng mạch ngừng thi công
Việc áp dụng phương pháp mạch ngừng thi công không phải vào lúc nào cũng được. Mà cần xác định thời gian thực hiện và vị trí tại công trình. Điều này sẽ giúp cho quá trình áp dụng kỹ thuật mạch ngừng đạt hiệu quả cao.
Xác định thời gian thực hiện mạch ngừng
Một khi đã áp dụng mạch ngừng thi công thì thời gian sẽ không được quá dài hoặc quá ngắn. Vì phương pháp này vốn là ranh giới giữa hai lớp bê tông cũ và mới nên sẽ có sự khác nhau về độ cứng. Vậy nên nếu không căn chuẩn thời gian thì sẽ khiến mối liên kết dễ bị phá vỡ.
Do đó, để tính toán khoảng thời gian ngừng thích hợp sau khi đổ lớp bê tông mới. Người ta lấy t = (20 ÷ 24) với đơn vị là h để cho ra kết quả cuối cùng. Lúc này, lớp bê tông cũ đổ trước đó đã ninh kết lại thành một khối. Vì thế nên có thể tiếp nhận thêm một lớp mới lên trên.
Xác định vị trí tạo mạch ngừng
Khi tạo mạch ngừng, vị trí của nó phải thẳng. Cũng như vuông góc với phương tiện dùng để truyền lực nén vào khối bê tông. Bên cạnh đó, đơn vị thi công cũng cần phải chuẩn bị sẵn khuôn đúc cho việc này. Nếu mạch ngừng nằm ngang thì phải đặt ở chỗ thấp hơn phần đầu mút ván của khuôn từ 3 đến 5cm.
Xử lý mạch ngừng

Khi đổ lớp bê tông tiếp theo thì mạch ngừng phải được xử lý thật kỹ. Hai lớp bê tông mới và cũ bám dính vào nhau. Thường xử dụng một số biện pháp sau:
- Vệ sinh sạch và tưới nước xi măng lên bề mặt lớp bê tông cũ trước khi đổ bê tông mới.
- Đánh sờm bề mặt, đục hết những phần bê tông không đạt chất lượng. Nhất là trong mạch ngừng đứng, rồi tưới nước xi măng. Đối với mạch ngừng ngang thì sau khi đánh sờm, cho một lớp vữa xi măng mác cao dày khoảng 2÷3cm trước khi đổ bê tông mới.
- Sử dụng các phụ gia kết dính dùng cho mạch dừng.
- Đặt sẵn lưới thép tại vị trí mạch dừng khi thi công lớp bê tông trước.
Hy vọng qua bài viết, quý độc giả đã hiểu được phần nào về mạch ngừng thi công là gì. Bên cạnh đó, bạn cũng nên quan tâm đến chất lượng khi thi công tại những vị trí đổ mạch ngừng. Như thế để đảm bảo an toàn cho công trình xây dựng. Chúc quý vị bạn đọc ngày mới vui vẻ với những kiến thức hữu ích ở trên.