Lợi nhuận các doanh nghiệp dần dần phân hóa rõ rệt

Lợi nhuận doanh nghiệp phân hóa

Đại dịch Covid 19 xảy ra trong vòng 2 năm trở lại đây đã gây rất nhiều những thay đổi với nền kinh tế. Có thể nói, Covid 19 như là một cú đánh nặng nề đến mọi lĩnh vực kinh tế xã hội. Tuy nhiên, một số ngành kinh tế đã bắt đầu thích nghi được với tình hình dịch bệnh và có dấu hiệu quay trở lại mạnh mẽ. Bên cạnh đó, cũng có những ngành không thể chịu được cú sốc từ dịch bệnh và đang không ngừng lao dốc. Điều này đã tạo ra những phân hóa trong lợi nhuận của các doanh nghiệp. Vậy lợi nhuận đang được phân hóa thế nào và có tác động ra sao trong tương lai? Hãy cùng tìm hiểu về những thay đổi này qua bài viết sau.

Sự phân hóa của lợi nhuận doanh nghiệp

Đại dịch khiến nhiều đơn vị nhỏ và vừa rút lui nhưng không phải mọi cái tên đều bị tác động tiêu cực và một số doanh nghiệp lớn “lại càng lớn hơn”. Để mô tả về độ dài của suy thoái và khả năng phục hồi của nền kinh tế khi cuộc khủng hoảng Covid-19, các nhà kinh tế đã dự đoán các mô hình phục hồi dựa trên những chữ cái.

Ban đầu, những chữ cái như V (phục hồi nhanh tương đương với đà sụt giảm), L (khả năng đi ngang ở đáy), U (phục hồi nhưng chậm) được nhắc tới, nhưng sau đó, một một lựa chọn khác được ủng hộ hơn cả là mô hình chữ K.Mô hình này sẽ khó tưởng tượng nếu chỉ nhìn vào một đồ thị, nhưng sẽ dễ lý giải hơn khi đánh giá tổng thể nền kinh tế theo từng phần.

Thống kê 10 doanh nghiệp có thị phần cao nhất
Thống kê 10 doanh nghiệp có thị phần cao nhất

Theo đó, nền kinh tế sẽ có sự phân hóa rất mạnh, với những nhóm ngành được hưởng lợi sẽ tiếp tục tăng trưởng trong đại dịch, trong khi phần còn lại sẽ lao dốc. Điều này đang xuất hiện rõ ràng hơn trên bức tranh lợi nhuận các doanh nghiệp trong nửa đầu năm nay, khi sự phân hóa xuất hiện giữa các doanh nghiệp khác nhau về quy mô, khác nhau về ngành, lĩnh vực kinh doanh.

Sự sụp đổ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ

“Chữ K” đầu tiên là sự phân hóa giữa các doanh nghiệp có quy mô khác nhau, cụ thể là nhóm doanh nghiệp lớn và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bốn lần bùng dịch kể từ khi Covid-19 xuất hiện đã bào mòn sức chống chịu của đại bộ phận các doanh nghiệp. Các biện pháp hạn chế sự lây lan của Covid-19, như giãn cách xã hội, “ba tại chỗ”, khiến nhiều doanh nghiệp dừng sản xuất, các chuỗi cung ứng, các hệ sinh thái đứt gãy. Tuy nhiên, tác động chủ yếu nằm ở nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ – bộ phận chiếm hơn 97% tổng số doanh nghiệp trong nền kinh tế.

Tổng cục Thống kê cho biết, 7 tháng đầu năm nay có gần 80.000 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 25,5% so với cùng kỳ năm 2020. Tăng mạnh nhất là nhóm chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể.

Các doanh nghiệp lớn chớp lấy thời cơ tăng thị phần

Những doanh nghiệp lớn cũng không tránh khỏi ảnh hưởng của đại dịch, bởi quy mô càng lớn mức động ảnh hưởng càng mạnh. Tuy nhiên, vị thế trên thương trường, nền tảng vốn vững đã hạn chế bớt tác động. Chưa kể sự rút lui của một bộ phận doanh nghiệp vừa và nhỏ lại là cơ hội cho nhóm này tăng thị phần.

Kết quả là những doanh nghiệp đứng đầu vẫn gia tăng lợi nhuận bất chấp đại dịch diễn biến phức tạp. Tổng lợi nhuận của nhóm doanh nghiệp trong VN30 đạt hơn 60.800 tỷ đồng trong quý II, tăng 45% cùng kỳ năm trước. Lũy kế nửa đầu năm, 30 doanh nghiệp bluechip trên sàn chứng khoán lãi ròng hơn 118.000 tỷ đồng, tăng 57%.

Một số doanh nghiệp lớn thăng hạng

Hòa Phát trở thành “hiện tượng” trên bảng xếp hạng. “Vua thép” báo lãi ròng 6 tháng đạt hơn 16.700 tỷ đồng. Gấp hơn ba lần cùng kỳ và vượt Vinhomes trở thành doanh nghiệp lãi cao nhất sàn chứng khoán. Kết quả này là sự tăng bậc đột biến, khi nhà sản xuất thép chưa một lần lọt top 5 trong những năm gần đây.

Đà tăng của “Vua thép” đến từ hoạt động kinh doanh chính. Khi sản lượng bán thép xây dựng tăng mạnh, kết hợp cùng giá thép liên tục lập đỉnh. Doanh thu của Hòa Phát trong nửa đầu năm nay tăng 67% so với cùng kỳ. Biên lợi nhuận gộp cũng tăng lên gần 30%, so với mức gần 19% cùng kỳ năm ngoái.

Hòa Phát là một trong những công ty gia tăng lợi nhuận
Hòa Phát là một trong những công ty gia tăng lợi nhuận

Vinhomes, nhà phát triển bất động sản hàng đầu thị trường, cũng tăng trưởng cao. Doanh nghiệp này tập trung vào bán buôn và đẩy mạnh các kênh online. Tổng doanh thu thuần hợp nhất quý II của Vinhomes tăng 75% cùng kỳ dù là đợt bùng phát thứ 4, đạt hơn 28.700 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu chuyển nhượng bất động sản thu về 26.000 tỷ đồng. Hoạt động tổng thầu xây dựng, tư vấn thiết kế đạt doanh thu 1.500 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp tăng lên gần 50%, giúp lợi nhuận gộp tăng vọt gấp hơn hai lần.

Nhóm ngân hàng tiếp tục tăng trưởng cao

Được ví như huyết mạch của nền kinh tế, nhưng các nhà băng vẫn liên tục tăng trưởng cao. Tốc độ tăng trưởng, nếu so với chính nhóm ngân hàng, đã thu hẹp một phần trong quý II. Nhưng mức hai chữ số vẫn là niềm mơ ước của nhiều ngành kinh doanh trong bối cảnh Covid-19. Nhóm này chiếm 6/10 doanh nghiệp lãi cao nhất và cả 6 nhà băng. Bao gồm Vietcombank; Techcombank; VietinBank; VPBank; BIDV; MB đều tăng trưởng so với cùng kỳ. Điểm chung giúp lợi nhuận tăng trưởng là nhiều nhà băng nới rộng được chênh lệch thu, chi từ lãi.

Trong khi thu nhập lãi và thu nhập tương tự vẫn tăng tốt, tốc độ tăng chi lãi và các chi phí tương tự của một số ngân hàng (chủ yếu gồm chi lãi tiền gửi và chi lãi phát hành giấy tờ có giá) tăng chậm so với cùng kỳ. Ở một số đơn vị, lần đầu đà giảm được ghi nhận sau nhiều năm, như MB (-6%), VPBank (-19%), Techcombank (-24%), ACB (-18%).

Một số ngành chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch

Mô hình chữ K không chỉ có giữa các doanh nghiệp khác nhau về quy mô mà còn xuất hiện giữa các ngành kinh doanh. Ví dụ điển hình nhất là thủy sản và cảng biển. Một trong những ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch là việc đứt gãy các chuỗi cung ứng. Vì vậy mà khiến chi phí logistic tăng vọt. Điều này ngay lập tức tác động đến những doanh nghiệp có thị trường chủ lực nước ngoài. Khi chi phí vận chuyển có tác động lớn đến hoạt động kinh doanh.

Công ty cổ phần Nam Việt (ANV) là một ví dụ. Doanh thu trong quý II tăng hơn 20% nhưng lãi ròng lại giảm 26% so với cùng kỳ. Trong đó, chi phí bán hàng là nguyên nhân chính. Mức tăng hơn 137% chủ yếu do chi phí cước tàu, chi phí vận chuyển tăng. Lợi nhuận giảm nặng hơn là Công ty cổ phần Thủy sản và Thương mại Thuận Phước (THP). Trong quý II, doanh nghiệp này lãi 10 tỷ đồng, giảm một nửa so với cùng kỳ cũng do chi phí bán hàng tăng. Thuận Phước cho biết, chi phí cước biển tăng gần 300% khiến công ty phải tốn 26 tỷ đồng.

Cùng lý do, Camimex Group (CMX) cũng ghi nhận kết quả kinh doanh ngược chiều với doanh thu thuần. CMX tăng 68% so với cùng kỳ, đạt 718 tỷ đồng trong khi lãi ròng giảm 7%. Công ty Xuất nhập khẩu Thủy sản Bến Tre (ABT) là đơn vị có lãi ròng quý II/2021 giảm mạnh nhất trong nhóm doanh nghiệp thủy sản, với mức giảm 89% so với cùng kỳ.

Công nghiệp cảng biển bội thu

Đại dịch là chất xúc tác thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số; ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành dịch vụ logistics. Nhất là trong điều kiện cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Vì vậy, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics Việt Nam đang tích cực chuyển đổi số nhằm thay đổi sự trì trệ. Tạo sự đột phá để nâng cao năng lực cạnh tranh, giảm chi phí logistics, tăng trưởng. Có thêm khách hàng và đạt lợi nhuận tối đa vượt trội so với trước khi chuyển đổi. Hướng tới mục tiêu như Chính phủ đã đề ra trong Quyết định số 200/2017 là giảm chi phí logistics đang ở mức cao.

Trái ngược với thủy sản, các doanh nghiệp cảng biển, logistics lại ghi nhận quý kinh doanh bội thu. Điều đó là nhờ tăng trưởng của hoạt động kinh doanh chính. Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (MVN) ghi nhận doanh thu hợp nhất hơn 6.000 tỷ đồng trong nửa đầu năm nay, tăng gần 23% cùng kỳ. Lãi ròng hợp nhất đạt 1.065 tỷ đồng, gấp gần 8 lần cùng kỳ.

Công nghiệp cảng biển bội thu
Công nghiệp cảng biển bội thu

Kết quả tương tự với nhiều doanh nghiệp cảng biển khác. Công ty cổ phần Gemadept (GMD) ghi nhận doanh thu bán niên năm nay tăng 19%; lãi ròng tăng gần 33% cùng kỳ. Các doanh nghiệp có quy mô thấp hơn như Cảng Hải An (HAH) ghi nhận doanh thu tăng gần 50% với lợi nhuận gấp hơn hai lần. Cảng Sài Gòn (SGP) cũng ghi nhận mức tăng tương tự.

Những công ty lớn vẫn đứng vững

Tuy nhiên, cũng tương tự như nhóm bluechip, trong ngành thủy sản cũng có sự phân hóa. Những doanh nghiệp lớn vẫn duy trì tăng trưởng để bù đắp phần chi phí gia tăng. Thậm chí lấy thị phần từ sự sụt giảm của nhóm doanh nghiệp thủy sản tầm trung. Quý II, Công ty Vĩnh Hoàn (VHC) mang về hơn 2.300 tỷ đồng doanh thu; hơn 260 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng lần lượt 41% và 16% cùng kỳ. Xuất khẩu của doanh nghiệp này tăng ở hầu hết thị trường, trong đó lớn nhất là Mỹ và Trung Quốc.

Cũng có động lực từ phục hồi xuất khẩu, Kiên Hùng (KHS) vừa công bố lãi ròng trong quý II tăng đến hơn 10 lần. Thực phẩm Sao Ta (FMC) cũng tương tự khi nửa đầu năm có kết quả kinh doanh tăng trưởng lớn. Chủ yếu nhờ sản lượng và doanh số xuất khẩu khả quan ở cả nhóm thủy sản và nông sản. Riêng quý II, lợi nhuận tăng trưởng 58% phần lớn nhờ vào hiệu quả thu hoạch tôm tự nuôi.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *