Chắc hẳn đã nhiều lần chúng ta bắt gặp những căn nhà được thiết kế một cách rất đặc biệt theo những mong muốn của chủ nhà mà gần đây nhất là căn nhà trong suốt bên bờ sông Đuống tại Long Biên, Hà Nội. Là người yêu thích cây xanh, muốn sống hòa mình cùng với thiên nhiên nên gia chủ của căn nhà này đã lựa chọn kính mờ làm vật liệu chủ yếu để kiến trúc nên căn hộ cho riêng mình. Tham quan một vòng căn nhà ta sẽ thấy các vách ngăn và tường được thiết kế bằng kính khiến căn nhà trở nên vô cùng hòa hợp với không gian xanh toàn cây cối xung quanh. Sau đây các bạn hãy cùng chúng tôi khám phá chi tiết hơn về những nét kiến trúc độc đáo của căn nhà trong suốt này nhé.
Mục lục
Ưu nhược điểm của nhà trong suốt
Ưu điểm
- Nó làm tăng ánh sáng tự nhiên và thông gió trong nhà.
- Một mái nhà trong suốt giúp giảm sự phụ thuộc vào ánh sáng nhân tạo trong phòng.
- Đây là một giải pháp thay thế thân thiện với môi trường. So với điều hòa không khí để điều chỉnh nhiệt độ trong nhà.
- Nó cải thiện tính thẩm mỹ của một căn phòng.

Nhược điểm
- Mặc dù nó giúp thông gió, nhưng người ta không thể kiểm soát nhiệt độ hoặc ánh sáng đi vào qua cửa sổ trần.
- Trừ khi sử dụng đúng loại vật liệu, nó có thể khiến nội thất bên trong nóng vào mùa hè. Do đó làm tăng sự phụ thuộc vào điều hòa không khí.
- Giếng trời cần được vệ sinh thường xuyên để không bám bụi và sạch sẽ.
- Nếu không được lắp đặt đúng cách, tấm lợp trong suốt có nguy cơ bị dột khi trời mưa.
Thiết kế của ngôi nhà trong suốt bên bờ sông Đuống
Sau hai năm, trên khu đất 80 m2 ở Bắc Cầu, quận Long Biên. Ngôi nhà hoàn thiện với hai tầng, diện tích xây dựng 64 m2 và 29 m2 vườn trên mái. Khu đất gần sông và nhiều cây cối xung quanh nên gia chủ là một nhà nghiên cứu. Anh muốn căn nhà hài hòa, tôn trọng thiên thiên, hiện đại mà không lạnh lẽo hay phô trương.
Tuy nhiên, lợi thế cũng là bất lợi đối với công trình. Khu đất có diện tích vừa phải mà cây cổ thụ chiếm gần hết cả ba chiều không gian. Trong khi cả gia chủ lẫn nhóm thiết kế đều không muốn chặt cây. Nhìn từ bên ngoài, ngôi nhà lấp ló giữa hàng cây.
Thay vì dùng tường đặc. Các kiến trúc sư thiết kế một căn nhà “trong suốt” với chất liệu chính là kính. Phương án này làm mờ ranh giới giữa bên trong với bên ngoài. Và cho phép người sử dụng thỏa sức ngắm nhìn cảnh sông cùng cuộc sống ở bến đò.
Giải pháp giúp căn nhà đảm bảo độ bền và sự riêng tư
Dù được bao bởi kính, công trình không lo nóng. Bởi hệ thực vật xung quanh đóng vai trò như “lớp da” bên ngoài, giảm bức xạ mặt trời. Bên cạnh đó, gió sông và hệ vách trượt tự do giúp nhà luôn được thông thoáng. Chất liệu kính làm mờ ranh giới giữa căn nhà và thiên nhiên.
Để đáp ứng nhu cầu sống hài hòa với thiên nhiên của gia chủ. Ngoài việc lựa chọn mặt bằng sao cho không phải chặt cây. Nhóm thiết kế lựa chọn hình thái đơn giản cùng hệ kết cấu mảnh cho căn nhà.

Công trình đủ các chức năng như hiên đón dưới sân, sân trước, hiên cạnh phòng ngủ. Đường lên sân thượng nhưng vẫn nằm gọn dưới tán cây cổ thụ. Nó tạo nên hình ảnh “cây ôm nhà, nhà ôm cây”. Đồng thời bảo vệ kính trong trường hợp có bão, cành cây gãy đổ.
Công trình được thi công theo phương pháp lắp ghép các phân lớp vật liệu. Việc kết hợp vật liệu dạng bánh kẹp (sandwich). Vừa giúp trao đổi khí giữa các lớp vật liệu, cách nhiệt, cách ẩm vừa giúp giảm chấn, cách âm.
Sử dụng các vật liệu lắp ghép cũng tạo điều kiện tái sử dụng nhiều cấu kiện khi công trình cần tháo dỡ hay thay thế sau này. Từ phòng ngủ, gia chủ có thể nhìn ra cảnh sông và cuộc sống ở bên đò.
Sau gần một năm vào ở, chủ nhà vẫn giữ nguyên hiện trạng của công trình, không hề thay đổi. Ngoài việc được thỏa mãn mong muốn sống gần gũi thiên nhiên, anh hài lòng vì ngôi nhà có tỷ lệ hài hòa, khác các công trình xung quanh mà không áp đảo chúng.