Dịch bệnh Covid 19 đã mang đến quãng thời gian khó khăn cho nền kinh tế trên toàn thế giới. Xuất hiện cuối năm 2019, làn sóng dịch bệnh đã khiến nhiều người thiệt mạng, nền kinh tế từ đó cũng có dấu hiệu giảm sút rõ rệt. Sau khoảng 2 năm chống dịch đầy khó khăn, nền kinh tế thế giới đã có những dấu hiệu hồi phục. Tăng trưởng dương đã bắt đầu xuất hiện tại nhiều nước như Thái Lan, Indonesia,… Đặc biệt tại Indonesia, nền kinh tế tại đây đã quay trở lại rất mạnh mẽ với 7,07% tăng trưởng GDP trong quý II sau khi đã trải qua 1 năm tăng trưởng âm. Vậy chính phủ Indonesia đã làm những gì để đưa nền kinh tế phục hồi trở lại? Hãy tìm hiểu thông tin qua bài viết sau đây.
Mục lục
Ảnh hưởng của dịch bệnh đến Indonesia
Trong cả năm 2020, Indonesia đã cơ bản thành công trong kiểm soát dịch bệnh. Nhưng đến tháng 6 vừa qua, tình hình chuyển biến xấu khi số ca nhiễm tăng mạnh, các bệnh viện rơi vào quá tải. Liên đoàn Hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (IFRC) đã phải lên tiếng cảnh báo Indonesia đã ở “bên bờ thảm kịch COVID-19”.

Theo Bộ trưởng Y tế Budi Gunadi Sadikin, số các mắc được xác định tăng chóng mặt sau dịp nghĩ lễ Eid al-Fitr vào trung tuần tháng 5, kết thúc tháng ăn chay của người Hồi giáo. Ông Sadikin cũng quy biến thể Delta được xác định lần đầu tiên tại Ấn Độ là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bùng nổ lây nhiễm COVID-19.
Indonesia bắt đầu áp dụng lệnh đóng cửa trên phạm vi toàn quốc vào ngày 10/7. Thời điểm nước này ghi nhận 30.000 ca mắc mới/ngày. Chính phủ ra tuyên bố khẳng định sẽ huy động mọi nguồn lực để đối phó với bùng phát COVID-19. Trong đó có cả việc nhập khẩu oxy từ nước ngoài để đáp ứng nhu cầu trong nước.
Nền kinh tế Indonesia đang có dấu hiệu tăng trưởng trở lại
Chính phủ Indonesia cũng đã đưa ra nhiều biện pháp để khôi phục nền kinh tế. Tổng cục Thống kê Trung ương Indonesia (BPS) ngày 5/8 công bố, GDP trong quý II/2021 đã tăng 7,07% so với cùng kỳ năm 2020. Tổng cục trưởng BPS Margo Yuwono cho biết, mức tăng trưởng trên gần với mục tiêu của chính phủ đặt ra là khoảng 7%. Nhờ việc triển khai chính sách phục hồi nền kinh tế phù hợp. Mức tăng trưởng khá cao này có ý nghĩa đối với sự phục hồi kinh tế. Bởi lẽ 4 quý trước đó ghi nhận tăng trưởng âm. Tăng trưởng kinh tế Indonesia trong sáu tháng đầu năm 2021 là 3,1%.

Mức tăng trưởng này đạt được là nhờ những nỗ lực của chính phủ. Nước này thực hiện các chương trình tiêm chủng nhằm tăng cường niềm tin của công chúng. Tăng khả năng đi lại cũng như sự phục hồi kinh tế trên toàn cầu. Đặc biệt là ở một số quốc gia đối tác thương mại của Indonesia như Trung Quốc tăng 7,9%; Singapore tăng 14,3%; Hàn Quốc và Việt Nam 6,6%.
Tăng trưởng kinh tế của Indonesia cũng được thúc đẩy thêm phần nào. Tất cả là nhờ hoạt động xuất khẩu phục hồi tăng 10,36% so với quý I/2021. Trước đó, nền kinh tế suy thoái do kết quả của các chính sách khác nhau của chính phủ. Một trong số đó là dưới hình thức Hạn chế xã hội quy mô lớn (PSBB). Vì vậy mà nền kinh tế từ quý III/2020 đến quý I/2021, lần lượt tăng trưởng âm 3,49%, âm 2,19% và âm 0,74%.