Nền kinh tế thế giới những năm trở lại đây đã chịu nhiều tác động rất lớn từ đại dịch Covid 19. Người dân khắp nơi đối mặt với nguy cơ tử vong bởi dịch bệnh, nhiều ngành sản xuất bị ngưng trệ. Tuy đã phần nào khống chế được dịch bệnh nhờ việc tiêm vaccine, Chính phủ Mỹ vẫn đang phải đối mặt với những hậu quả khác của dịch. Để khắc phục những hậu quả đó, hàng loạt các chính sách kích thích tài khóa đã được triển khai trên phạm vi toàn nước Mỹ. Việc này vô hình chung đã đặt một áp lực lớn lên hệ thống nợ công. Vậy tác động của áp lực này như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
Mục lục
Tỉ lệ nợ công càng ngày càng tăng
Nợ công dưới thời Donald Trump
Nền kinh tế lớn nhất thế giới chịu tác động lớn từ đại dịch Covid-19. Chính quyền của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống đương nhiệm Joe Biden đã liên tiếp triển khai các chính sách kích thích tài khóa quy mô lớn nhằm vực dậy nền kinh tế. Như một hệ quả tất yếu, nợ chính phủ Mỹ đã tăng thêm 7.000 tỷ USD trong nhiệm kỳ ông Trump giữ chức Tổng thống. Tính đến ngày 21/7, nợ công của Mỹ đã vượt 28.540 tỷ USD.
Tỷ lệ nợ chính phủ liên bang trên GDP đã tăng từ 108% GDP năm 2019. Thậm chí lên tới 133% GDP năm 2020, mức cao nhất kể từ sau Thế chiến II. Thâm hụt ngân sách và nợ chính phủ Mỹ đã đạt mức cao nhất trong lịch sử. Tiệm cận giới hạn nợ và thâm hụt ngân sách đã đề ra cho hai năm đầu nhiệm kỳ của Tổng thống Joe Biden.
Nợ công dưới thời Joe Biden
Kể từ khi ông Biden lên nắm quyền, Cục Dự trữ Liên bang (Fed) vẫn duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng triển khai dưới thời ông Trump. Với việc cung cấp cho nền kinh tế Mỹ một lượng thanh khoản lớn. Bên cạnh đó, chính quyền đảng Dân chủ còn đề xuất một kế hoạch kích thích kinh tế cần nguồn ngân sách khổng lồ. Gói kích thích tài khóa của chính quyền Tổng thống Trump năm 2020 có giá trị khoảng 3.600 tỷ USD. Tổng quy mô các gói kích thích của chính quyền Tổng thống Biden lên đến 7.000-8.000 tỷ USD.
Cụ thể là gói cứu trợ Covid-19 với quy mô 1.900 tỷ USD triển khai hồi tháng 3/2021; gói đầu tư cơ sở hạ tầng và hỗ trợ việc làm với quy mô ước tính 2.300 tỷ USD đang trong quá trình triển khai. Ngoài ra còn có gói hỗ trợ mang tên “Kế hoạch gia đình Mỹ” cũng đang được lên kế hoạch với quy mô ước tính hơn 1.000 tỷ USD.
Gần đây, cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Larry Summers đã cảnh báo kế hoạch kích thích nền kinh tế. Việc làm của chính quyền Tổng thống Biden sẽ tạo ra sức mua “cao hơn 3 lần so với quy mô sản lượng đầu ra”. Điều đó sẽ là “chính sách kinh tế vĩ mô vô trách nhiệm nhất trong 4 thập kỷ qua”. Nước Mỹ có thể phải đối mặt với lạm phát tăng vọt và sau đó là khủng hoảng kinh tế.
Ngân sách nhà nước Mỹ đối mặt với áp lực
Kế hoạch ngân sách của Mỹ
Ngày 28/5, Tổng thống Biden đã đề xuất một khoản ngân sách trị giá 6.000 tỷ USD. Mục đích để phục hồi nền kinh tế Mỹ; cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh của nước này trong tương lai. Theo kế hoạch chi tiết, quỹ liên bang sẽ chi 6.000 tỷ USD vào năm 2022. Nó sẽ tăng dần lên 8.200 tỷ USD vào năm 2031. Trong đó bao gồm việc chi tiêu cho cơ sở hạ tầng là 1.700 tỷ USD. 1.800 tỷ USD dành cho chương trình tăng cường giáo dục do nhà nước tài trợ và các dịch vụ xã hội.
Đến nay, Mỹ vẫn tiếp tục duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ và tăng chi tiêu. Báo cáo ngân sách 2022 của chính quyền Tổng thống Biden ước tính giá trị trái phiếu kho bạc Mỹ sẽ tăng thêm 14.500 tỷ USD trong 10 năm tới. Dù gặp áp lực về ngân sách, năm 2019, Mỹ dành rất nhiều nguồn lực cho chi tiêu quân sự. Mỹ vẫn cần đối phó “mối đe dọa từ Trung Quốc” và kiềm chế “những hành động bất thường của Nga”.
Mỹ tập trung thêm vào ngân sách quân sự
Năm 2022, chi tiêu quân sự cũng sẽ chiếm một phần quan trọng trong phân bổ ngân sách của chính quyền Tổng thống Biden. Dự thảo chi tiêu ngân sách trình Quốc hội Mỹ có đoạn đề cập đến vấn đề này. “Trọng tâm của dự thảo ngân sách này là đối phó với các mối đe dọa từ Trung Quốc. Đồng thời giải quyết các hành động gây bất ổn của Nga”.
Dự thảo chi ngân sách quân sự năm 2022 chỉ rõ nhu cầu đầu tư lớn cho việc xây dựng liên minh chống Trung Quốc. Dành hàng tỷ USD để thay thế, hiện đại hóa các hệ thống vũ khí hạt nhân. Mục tiêu chung nhằm duy trì vị thế bất khả chiến bại. Khi Mỹ dần kiểm soát được đại dịch, nhu cầu tiêu dùng bị dồn nén đang được giải phóng. Các gói kích thích tài khóa và chính sách nới lỏng tiền tệ là nguyên nhân đẩy lạm phát tại Mỹ lên mức cao trong nhiều năm.
Nguy cơ từ áp lực ngân sách
Bà Janet Yellen, Bộ trưởng Tài chính Mỹ, đã phát biểu tại phiên điều trần trước khi nhậm chức tại Thượng viện. Bà cho rằng chính quyền của ông Biden cần “hành động mạnh mẽ” ngay lập tức. Như vậy mới có thể đảo ngược những xu thế không có lợi. Nợ và thâm hụt ngân sách là những vấn đề có thể không được ưu tiên trong thời điểm này.
Bà Yellen nhấn mạnh rằng vào tỷ lệ lạm phát trung bình hiện tại; cũng như lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ thấp. Nước này hoàn toàn có khả năng thanh toán lãi của các khoản nợ. Trong khi chính quyền của Tổng thống Biden áp dụng những chính sách kích thích tài khóa khổng lồ; Fed dường như không quá lo lắng với khối nợ. Tình trạng thanh khoản cùng lạm phát tăng nhanh của Mỹ. Một số chuyên gia kinh tế, bao gồm cựu Bộ trưởng Tài chính Summers, đã cảnh báo mức chi tiêu chính phủ lớn có thể đẩy cao lạm phát và khiến Fed phải tăng lãi suất, từ đó làm tăng nguy cơ suy thoái kinh tế.
Quan điểm từ chính phủ Mỹ
Tuy nhiên, các quan chức Fed nhiều lần bày tỏ quan điểm rằng lạm phát cao và tỷ lệ thất nghiệp cao chỉ là tạm thời. Nền kinh tế Mỹ đang chạy hết công suất và tăng trưởng mạnh mẽ. Fed sẽ không thay đổi chính sách tiền tệ cho đến khi Mỹ đạt được mục tiêu toàn dụng lao động. Trạng thái của nền kinh tế mà tất cả mọi người thuộc lực lượng lao động đều có việc làm.
Mặt khác, còn một vấn đề đáng chú ý là quan ngại về “sức khỏe” kinh tế Mỹ. Nó ảnh hưởng đến niềm tin của cộng đồng tài chính quốc tế với đồng USD; khiến chỉ số đồng USD tiếp tục đi xuống. Đồng USD đã bước vào giai đoạn mất giá liên tục. Có ý kiến cho rằng, với việc lợi suất trái phiếu Kho bạc Mỹ và giá trị của đồng USD yếu đi, nước này được hưởng lợi trên vai trò là “con nợ”. Vì vậy Mỹ càng muốn duy trì hiện trạng này.
Vì vậy, ngân hàng trung ương các nước và các nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu Mỹ đã tỏ ra bi quan về triển vọng đồng USD. Họ bắt đầu bán tháo các khoản nợ của Mỹ. Theo thống kê, tính riêng trong tháng 3/2021, 7 nước nắm giữ trái phiếu Mỹ nhiều nhất. Trong đó Nhật Bản, Trung Quốc và Anh, đã bán các khoản nợ của Mỹ trị giá 500 triệu USD.
Ý kiến của chuyên gia
Theo William English, Giáo sư tài chính tại Yale và là cựu nhà kinh tế tại Fed, nước này nên xem xét đến khả năng trả nợ. Theo ông, thay vì nhìn vào việc xem xét quy mô khoản nợ so với thu nhập nên quan tâm chuyện mỗi năm phải trả bao nhiêu lãi. Năm ngoái, lãi trả cho nợ liên bang của Mỹ là 345 tỷ USD, hay 1,6% GDP.
Ông Andolfatto cho rằng nên dùng một thước đo khác là lạm phát. Nếu lạm phát làm cho GDP tăng với tốc độ nhanh hơn lãi suất, như nó thường xảy ra trong những năm gần đây, Mỹ có khả năng gánh thêm nợ. Còn nếu nền kinh tế tăng trưởng chậm lại và GDP tăng với tốc độ chậm hơn lãi suất, điều ngược lại sẽ đúng.
Vì vậy, khi đánh giá về núi nợ, điều nào quan trọng hơn? Trả lãi hàng năm dưới 2% GDP? Tỷ lệ nợ trên GDP dự kiến của năm nay là 102%? Thước đo lạm phát hay một số biện pháp khác? “Câu hỏi đặt ra là bạn đang sử dụng khoản vay nào”, ông English cho biết. “Nếu bạn đang xây dựng một nền kinh tế mạnh hơn, phát triển nhanh hơn thì mức nợ khá cao có thể vừa là cần thiết nhưng vẫn bền vững. Thật khó để có một quy tắc rõ ràng”.