5 bước quy trình xây dựng nhà xưởng đẹp, chất lượng cao

5 bước quy trình xây dựng nhà xưởng đẹp, chất lượng cao

Xây dựng nhà xưởng là một trong những hạng mục mà các công ty, nhất là các công ty chuyên về sản xuất hàng hóa quan tâm. Các công ty có nhiều nhu cầu lưu trữ hàng hóa và nhà xưởng là nơi giúp doanh nghiệp có thể thực hiện điều này. Tuy xây dựng nhà xưởng được quan tâm song có nhiều chủ đầu tư hoặc khách hàng vẫn chưa hiểu rõ được quy trình thi công xây dựng nhà xưởng. Vì thế ngày hôm nay, chúng tôi sẽ mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về các bước xây dựng nhà xưởng đẹp, đạt chất lượng cao.

Các bước trong quy trình thi công xây dựng nhà xưởng

Thiết kế bản vẽ thiết kế nhà xưởng và xin giấy phép để thực hiện xây dựng

Công việc đầu tiên để xây dựng nhà xưởng là thực hiện bản vẽ thiết kế nhà xưởng. Các chủ đầu tư cần tìm đến các đơn vị thiết kế thi công nhà xưởng có uy tín để đặt họ thực hiện một bản vẽ hoàn chỉnh. Sau đó các kiến trúc sư, kỹ thuật xây dựng sẽ thực hiện cuộc khảo sát địa hình cần thi công. Cuối cùng là thực hiện các bản vẽ thiết kế mặt bằng và kỹ thuật nhà xưởng cho chủ đầu tư. Yêu cầu của bản vẽ thiết kế là bố trí vị trí mặt bằng phù hợp theo nhu cầu, mục đích sử dụng và công năng của nhà xưởng. Các chi tiết trên bản vẽ cần phải được thực hiện số liệu kỹ thuật rõ ràng.

Sau khi có bản vẽ thiết kế nhà xưởng. Bước tiếp theo chủ nhà xưởng cần thực hiện là xin giấy phép để được thực hiện xây dựng theo đúng quy định của pháp luật.

Thực hiện tiếp nhận và bảo quản vật tư tại nơi thi công nhà xưởng

Thực hiện tiếp nhận và bảo quản vật tư tại nơi thi công nhà xưởng
Thực hiện tiếp nhận và bảo quản vật tư tại nơi thi công nhà xưởng

Khi đã có bản vẽ thiết kế và giấy phép xây dựng. Đơn vị thi công nhà xưởng sẽ thực hiện công việc thi công và xây dựng nhà xưởng. Việc đầu tiên đơn vị này cần làm là tiếp nhận và bảo quản vật tư được đơn vị đưa đến công trường. Công đoạn này đòi hỏi người thực hiện cần phải tỉ mỉ quan sát kiểm và bảo quan để tránh dư, thiếu và tổn thất vật tư. Bởi vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của công trình xây dựng nhà xưởng.

Thi công lắp đặt Bulông móng là bước quan trọng nhất cho nhà xưởng

Đây được xem là bước thực hiện quan trọng nhất trong thi công và xây dựng nhà xưởng. Vì thế khi nhà thi công thực hiện lắp đặt bulông cho phần móng, họ cần phải thực hiện tỉ mỉ và chính xác. Trên cơ sở dựa theo bản thiết kế xây dựng nhà xưởng. Bởi vì khi phần bulông móng được lắp đặt sai lệch với bản thiết kế ban đầu. Nó sẽ gây ảnh hưởng đến các khâu lắp đặt nhà xưởng cho sau này. Từ đó sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn nhà xưởng khi được đưa vào sử dụng. Bên cạnh đó cũng sẽ ảnh hưởng đến thời gian lắp đặt cho công trình xây dựng nhà xưởng.

Lắp đặt Bulông móng giữ vai trò quan trọng nhất

Đầu tiên là lắp đặt bulông móng giữ vai trò quan trọng nhất. Do đó cần phải lắp bulông móng thật chính xác. Nếu bulông móng thực hiện sai hoặc không đúng với thiết kế thì sẽ ảnh hưởng đến việc lắp dựng các cấu kiện dầm, cột kết cấu thép.

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng. Chúng ta cần lắp đặt cốt thép, cốp pha móng hoàn thành trước. Sau đó mới thực hiện lắp đặt bulông móng. Lưu ý bulông móng cần được hàn liên kết với hệ cốt thép móng. Bởi vì khi được thực hiên đúng theo quy trình và tiêu chuẩn này thì hệ cốp pha cốt thép sẽ được cố định và đảm bảo an toàn hơn. Bên cạnh đó để hệ bulông được gông và định vị chính xác hơn. Trong quá trình thi công chúng ta cần sử dụng các công cụ máy móc như: Máy toàn đạc, máy thủy bình và máy hàn cố định để hỗ trợ cho công tác này.

Thực hiện các công đoạn tiếp theo sau khi Bulông móng đã được lắp đặt hoàn chỉnh

Sau khi Bu lông móng đã được lắp đặt hoàn chỉnh. Bước tiếp theo là công tác đổ bê tông, bulông cần được bịt đầu cẩn thận. Nó giúp đầu ren không bị bẩn, giảm sự tác động của môi trường. Đây là công việc quan trọng. Vì thế khi cho lao động thi công công tác này. Chúng ta cần giao cho người đã có kinh nghiệm. Để đảm bảo chất lượng hoàn thành được tốt hơn.

Tiến hành thực hiện lắp dựng cột, kèo, xà gồ

Trước khi bắt đầu thực hiện lắp dựng cột, kèo, xà gồ. Người thi công cần quan sát kiểm tra hướng gió. Bên cạnh đó là kiểm tra các cấu kiện, vật liệu và máy móc công nghệ hỗ trợ đã có đầy đủ chưa? Để tránh gặp ảnh hưởng bởi các rủi ro không mong muốn trong quá trình lắp đặt xảy ra.

Khi mà kiểm tra, thấy có đầy đủ tại công trường thi công. Đội ngũ thi công sẽ bắt đầu thực hiện lắp dựng cột, kèo, xà gồ cùng với sự hỗ trợ của mấy nâng dây chuyền. Sẽ hỗ trợ cho việc vận chuyển kết cấu thép có khối lượng lớn lên trên một cách dễ dàng.

Công đoạn được thực hiện qua 7 bước sau:

Bước 1: Thi công lắp đặt gian khóa cứng.
Bước 2: Thi công lắp đặt dầm kèo đầu tiên.
Bước 3: Thi công lắp đặt dầm kèo thứ nhì.
Bước 4: Hoàn thành tất cả các giàn khóa còn lại
Bước 5: Thi công lắp dựng toàn bộ các khung kèo và xà gồ.
Bước 6: Thi công lắp đặt kèo đầu hồi.
Bước 7: Hoàn thành lắp đặt tất cả xà gồ và chống xà gồ còn lại.

Tiến hành thực hiện lắp đặt tôn mái và tôn tường

Tiến hành thực hiện lắp đặt tôn mái và tôn tường
Tiến hành thực hiện lắp đặt tôn mái và tôn tường
  • Thi công lắp đặt tôn mái

Sau khi đã lắp đặt khung nhà xưởng hoàn thiện. Bước tiếp theo trong thi công nhà xưởng là lợp tôn lên mái nhà xưởng. Để thực hiện công đoạn này đảm bảo an toàn và chất lượng. Người thi công cần trải qua hai bước như sau:

Bước đầu tiên là kéo tôn lợp lên mái: Người thực hiện thi công mái tôn sẽ đặt từng tấm tôn vào ống trượt. Và chúng sẽ được giữ lại bởi các móc sắt dày 6mm được trượt trên cáp. Sau đó người lao động thi công cho ống trượt chạy lên mái mang theo tấm tôn lợp đến vị trí cần lợp. Sau khi tôn lợp lên đến kèo, dùng thủ công chuyển vào đặt trên xà gồ mái.

Bước thứ hai lá lợp tôn: Công đoạn này đòi hỏi người thực hiện thi công phải thật khéo léo và tỉ mỉ. Họ sẽ định vị, kiểm tra từng tấm một được lợp trên mái coi đúng vị trí chưa. Nếu khoảng hở từ tấm tôn nguyên sau cùng đến tường đầu hồi hoặc mặt dựng hông công trình mà nhỏ hơn bề rộng 0,5 tấm tôn. Chúng ta có thể che bằng flashing hoặc capping. Trong trường hợp này, tất cả các sóng dương phải được che phủ và bắt chặt.

  • Thi công lắp đặt tôn vách

Không thường để lắp tôn vách, các vách tường cần phải xây đến độ cao từ 1m2 đến 1m4. Lúc này người thì công mới bắt đầu lắp tôn vách được. Khi thực hiện lắp tôn vách, lao động thực hiện thi công sẽ buộc dây thừng vào tôn và kéo tôn theo vách cho đến khi nó được dựng kín hết vách tường.

Các yêu cầu cần và đủ trong quá trình xây dựng nhà xưởng 

Các thiết bị, phương tiện trong nhà xưởng nhà kho phải được lắp đặt sao cho:

  • Đảm bảo sự nhiễm bẩn được giảm đến mức tối thiểu.
  • Dễ bảo dưỡng và vệ sinh
  • Vận hành đúng

Thiết kế nhà xưởng và các phòng làm việc phải phù hợp với bản chất công nghệ sản xuất.

Các phương tiện và những yếu tố quan trọng trong thi công xây dựng nhà xưởng

Các phương tiện trong thi công xây dựng nhà xưởng
Các phương tiện trong thi công xây dựng nhà xưởng
  • Cung cấp nước: Cần có hệ thống cung cấp nước đầy đủ. Hệ thống nước uống và nước không uống phải được tách biệt.
  • Thoát nước và xử lí chất thải: Thiết kế hệ thống thoát nước, thoát chất thải hợp lý. Tránh gây nhiễm bẩn cho môi trường, thực phẩm hay nguồn nước.
  • Phương tiện vệ sinh cá nhân: Đặt ở những khu vực riêng biệt, hợp vệ sinh.
  • Kiểm soát nhiệt độ
  • Chất lượng không khí và sự thông gió
  • Ánh sáng

Bài viết trên là 5 bước quy trình xây dựng nhà xưởng mà chúng tôi muốn mang đến cho các quý khách hàng và chủ đầu tư. Hy vọng qua bài viết này có thể cung cấp cho khách hàng, nhà đầu tư nhiều kiến thức có ích về quy trình xây dựng một nhà xưởng đẹp, đạt chất lượng cao.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *